Địa lý Thiên_Tân

Thiên Tân nhìn từ vệ tinh, 2011

Vị trí

Thiên Tân có tọa độ giới hạn trong 116°43′-118°04' độ kinh Đông, 38°34′-40°15′ độ vĩ Bắc, cách thủ đô Bắc Kinh 120 km về phía bắc-tây bắc, giáp với các địa cấp thị Đường Sơn, Thừa Đức, Lang Phường, Thương Châu của tỉnh Hà Bắc. Tổng diện tích của thành phố là 11.860,63 km².[19], với 153 km đường bờ biển, 1137,48 km đường ranh giới trên đất liền[20]

Địa mạo, địa chất

Thiên Tân có địa thế chủ yếu là đồng bằng và đất trũng, vùng đồng bằng bồi tích có diện tích 11.192,7 km², ước tính chiếm 93% tổng diện tích của thành phố[21] Bắc bộ Thiên Tân là có các núi thấp và gò đồi, thấp dần từ bắc xuống nam, thuộc khu vực quá độ từ dãy núi Yên Sơn xuống bình nguyên Tân Hải. Đông nam Thiên Tân là vịnh Bột Hải, độ cao trung bình là 3,5 mét so với mực nước biển, là vùng thấp nhất tại bình nguyên Hoa Bắc, cũng là thành thị ven biển có cao độ so với mực nước biển thấp nhất tại Trung Quốc. Điểm cao nhất của Thiên Tân là Cửu Đính Sơn thuộc huyện Kế với cao độ 1078,5 mét so với mực nước biển. Thảm thực vật của Thiên Tân bao gồm: rừng lá kim, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng lá rộng rụng lá, đám cây bụi, đồng cỏ, thực vật diêm sinh, thực vật đầm lầy, thực vật thủy sinh, thực vật sa sinh, rừng trồng và các loại cây trồng. Ở khu vực đô thị của Thiên Tân, bạch mao dương từng là cây xanh chủ đạo, vì thế vào cuối xuân đầu hè xảy ra hiện tượng bông từ của hoa loài cây này bay lơ lửng. Lịch sử địa chất Thiên Tân đã có trên 3 tỷ năm, phát triển từ liên đại Thái cổ đến kỷ Đệ Tứ thì hình thành địa mạo ngày nay, với ba giai đoạn.[22] Đặc biệt, môi trường cổ địa lý ở huyện Kế có các đặc điểm dộc đáo, có nhiều loại hình di tích địa chất trên vùng núi bắc bộ, phân bố rộng, có giá trị lớn. Công viên địa chất quốc gia đầu tiên của Trung Quốc là công viện địa chất quốc gia huyện Kế Thiên Tân.

Thủy văn

Câu cá trên mặt sông đóng băng của Hải Hà vào mùa đông, tháng 12 năm 2010 tại Thiên Tân

Thiên Tân nằm ở hạ du lưu vực Hải Hà, là nơi năm chi lưu lớn: Nam Vận Hà (南运河), Bắc Vận Hà (北运河), Tử Nha Hà (子牙河), Đại Thanh Hà (大清河), Vĩnh Định Hà (永定河) hợp lưu rồi đổ ra biển. Dòng chính của Hải Hà chảy qua trung bộ Thiên Tân, chiều dài từ Tam Xóa Hà đến cửa sông là 73 km, Hài Hà được xem là "sông mẹ" của Thiên Tân. Thành phố nằm ở phía bắc của Đại Vận Hà, kết nối giữa sông Hoàng Hà và sông Dương Tử. Đô thị nói chung là phẳng, và đầm lầy gần bờ biển, nhưng có nhiều đồi núi ở cực bắc thành phố.

Thiên Tân nằm ở phía tây vùng biển Bột Hải, bờ biển dài 153 km nhìn ra các tỉnh Sơn ĐôngLiêu Ninh gần đó. Tài nguyên hải dương của Thiên Tân bao phủ một khu vực có diện tích hơn 370 km², có tài nguyên đất bùn ven biển, có nhiều tài nguyên sinh vật phù du, sinh vật trôi, sinh vật đáy, sinh vật bãi triều. Ngoài ra, lợi dụng tài nguyên nước biển, Thiên Tân đã trở thành vùng sản xuất muối nổi tiếng từ xưa đến nay, có diêm trường lớn nhất Trung Quốc là diêm trường Trường Lô (长芦盐场), chiếm một phần tư tổng sản lượng muối biển của Trung Quốc.[23] Trong những năm gần đây, công trình ngọt hóa nước biển đã giúp giải quyết vấn đề thiếu nước ngọt của đô thị Thiên Tân. Tài nguyên dầu khí hải dương của Thiên Tân phong phú, hiện đã phát hiện 45 cấu tạo có chứa dầu, trữ lượng rất khả quan.[24]

Khí hậu

Thiên Tân có vĩ độ trung trên đường bờ biển phía đông của đại lục Á-Âu, thuộc đới khí hậu ôn đới gió mùa, chủ yếu chịu ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa nên có bốn mùa phân biệt rõ rệt. Thành phố có mùa đông lạnh, nhiều gió và rất khô do ảnh hưởng từ áp cao Siberia, và mùa hè nóng, ẩm ướt do ảnh hưởng của gió mùa Đông Á. Mùa xuân ở thành phố khô và lộng gió, thỉnh thoảng nhìn thấy những cơn bão cát thổi từ sa mạc Gobi, có khả năng kéo dài trong vài ngày. Nhiệt độ trung bình hàng tháng 24 giờ dao động từ -3,4 °C (25,9 °F) vào tháng Giêng đến 26,8 °C (80,2 °F) vào tháng 7, với mức trung bình hàng năm là 12,90 °C (55,2 °F). Với tỷ lệ phần trăm ánh sáng mặt trời hàng tháng có thể dao động từ 48% trong tháng 7 đến 61% trong tháng 10, thành phố nhận được 2.522 giờ ánh nắng mặt trời hàng năm. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm khá thấp khi chỉ đạt 511 mm (20,1 inch), và gần 3/5 lượng mưa xảy ra vào tháng 7 và tháng 8. Thành phố nằm trong vùng bán khô cằn, với một phần của đô thị có khí hậu lục địa ẩm ướt (Köppen Dwa / BSk, tương ứng).

Nhiệt độ cực hạn dao động từ -22.9 °C (-9 °F) đến 40.5 °C (105 °F). Bình quân mỗi năm thành phố có 196~246 ngày không có sương giá.[25] Vấn đề ô nhiễm không khí của Thiên Tân khá nghiêm trọng, song căn cứ các nghiên cứu thì trong gần 10 năm nay, về mặt tổng thể thì mức độ ô nhiễm không khí đã ổn định.[26]

Dữ liệu khí hậu của Thiên Tân (trung bình vào 1981–2010, cực độ 1951–2014)
Tháng123456789101112Năm
Cao kỉ lục °C (°F)14.320.830.533.140.539.640.537.434.930.823.114.440,5
Trung bình cao °C (°F)2.05.712.220.926.530.231.330.526.619.910.63.818,4
Trung bình ngày, °C (°F)−3.4−0.16.414.720.524.826.825.921.114.15.2−1.212,9
Trung bình thấp, °C (°F)−7.4−4.41.79.315.120.022.922.216.79.41.1−5
(23)
8,5
Thấp kỉ lục, °C (°F)−18.1−22.9−17.7−2.84.510.116.213.76.2−2.2−11.4−16.2−22,9
Giáng thủy mm (inch)2.4
(0.094)
3.6
(0.142)
8.1
(0.319)
22.1
(0.87)
37.3
(1.469)
80.6
(3.173)
148.8
(5.858)
124.1
(4.886)
44.6
(1.756)
26.3
(1.035)
10.7
(0.421)
2.8
(0.11)
511,4
(20,134)
độ ẩm57545150556475766964615961
Số ngày giáng thủy TB (≥ 0.1 mm)1.62.03.14.55.97.811.19.46.04.72.92.061,0
Số giờ nắng trung bình hàng tháng170.1170.2202.4223.8249.0226.9206.4204.4205.3196.1163.0157.62.375,2
Nguồn: Cục Khí tượng Trung Quốc [27]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thiên_Tân http://cn.chinagate.cn/ECONOMIC/2007-11/30/content... http://www.china.com.cn/aboutchina/zhuanti/09dfgl/... http://news.enorth.com.cn/system/2010/02/08/004489... http://politics.people.com.cn/GB/1026/4679686.html http://www.bh.gov.cn/bhyx/system/2009/09/24/010034... http://cdc.cma.gov.cn/dataSetLogger.do?changeFlag=... http://www.stats.gov.cn/english/PressRelease/20190... http://www.tj.gov.cn/ http://www.tj.gov.cn/zjtj/lsyg/lsyg/200712/t200712... http://www.tj.gov.cn/zjtj/zrdl/zrdl/